Sự nghiệp Nikolay Nikolayevich Con (Romanov)

Trưởng thành

Nikolay Nikolayevich thời trẻ, 1870.

Được đào tạo tại trường kỹ sư quân sự, Nikolay Nikolayevich thực hành nhiện vụ năm 1873.[8] Trong Chiến tranh Nga–Thổ Nhĩ Kỳ (1877–1878) sự khéo léo của Nikolay khiến ông 2 lần trở thành trung tâm nổi bật trong cuộc chiến này. Là một người rất sùng đạo thường bày tỏ lòng thành kính trong các bữa ăn nhưng lại thích săn bắn. Nikolay nổi tiếng là một chỉ huy cứng rắn và được lòng quân đội của ông, những kinh nghiệm của ông có lẽ đến từ việc huấn luyện binh lính hơn là chỉ huy chiến tranh. Năm 1895, ông là tổng thanh tra kỵ binh và được duy trì hơn 10 năm, Nikolay đóng một vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng Nga năm 1905.[9] Sự suy thoái của Vương triều Romanov khiến cho cách mạng lan rộng trên khắp cả nước, Vương triều Romanov đã tỏ ra bất lực, không có khả năng trị vì như trước nữa. Các

Nikolay vào năm 1890

phong trào Cách mạng liên tiếp nổ ra. Sa hoàng Nikolay II nhanh chóng thiết lặp chế độ độc tài quân sự để đảm bảo an ninh triều đại. Nikolay được anh họ tức Sa hoàng Nikolay II yêu cầu đảm nhận vai trò của một nhà độc tài quân sự, trước mặt Sa hoàng, Nikolay đã từ chối và rút thanh súng lục của mình định tự sát nếu Nikolay II vẫn tiếp tục buộc ông làm vậy. Bởi vậy có thể Nikolay là người duy nhất có thể giữ lòng trung thành của quân đội trong một cuộc đảo chính đang diễn ra đông đảo tại Nga như vậy.[10]

Năm 1914, khi Nga bước vào Thế chiến thứ nhất, Nikolay trở thành tổng tư lệnh của Quân khu St.Petersburg, tại đây Nikolay từng ủng hộ những người có xuất thân khiêm tốn ứng tuyển vào các vị trí quan trọng trong quân đội do ông kiểm soát, trong cuộc Chiến tranh Nga-Nhật từ năm 1904 đến 1905, Nikolay không được bổ nhiệm vị trí chỉ huy chính thức và cũng chính trong cuộc chiến này Nga là đế quốc bại trận và mất nhiều diện tích đất, Nikolay đã đưa những thất bại trong cuộc chiến này trở thành những bài học quý giá vào những người lính của ông.[11]

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Hoàng đế Nikolay II (trái) và Đại vương công Nikolay (phải)

Năm 1914, Nikolay II tuyên chiến với Đức bùng nổ chiến tranh thứ nhất ở Châu âu đưa Nga vào phe Đồng Minh tham chiến chống Đức, Áo-Hung. Là thành viên của nhà Romanov, Nikolay góp mặt trong Thế chiến thứ nhất nhưng việc lập kế hoạch và chuẩn bị chiến tranh không có sự góp mặt của ông, có lẽ vì mối quan hệ không tốt giữa ông với Nikolay II. Năm 1913, đông đảo Bộ trưởng Nga yêu cầu Sa hoàng bổ nhiệm Nikolay nắm giữ chức chỉ huy tối cao của Nga, yêu cầu này cuối cùng cũng được đáp ứng nhưng Nikolay chưa bao giờ chính thức chỉ huy quân đội trước đây, vì ông chỉ dành phần lớn thời gian của mình phục vụ tại ngũ, thực vậy dù có một ít về năng khiếu về quân sự chiến tranh, việc chưa bao giờ chỉ huy một cuộc chiến thực tiễn đã gây cho Nikolay nhiều sự khó khăn sau này. Nikolay chịu trách nhiệm về tất cả các lực lượng Nga chiến đấu chống lại Đức, Áo-HungaryThổ Nhĩ Kỳ. Nikolay quyết định rằng nỗ lực chính sẽ phải là ở Ba Lan, quốc gia này đang tấn công Đức như một nước nổi bật, Ba Lan có hai bên là Đông Phổ của Đức ở phía bắc và Galicia thuộc Áo-Hung ở phía nam.[12] Với ý định quân đội sẽ tấn công chiếm Silesia của Đức nhưng sự phối hợp kém của hai quân đội Nga xâm lược đã dẫn đến thảm họa Tannenberg ở phía Bắc.[13] Ở phía nam, quân đội do Nikolay dẫn dắt đã chinh phục phần lớn Galicia, cuộc di chuyển tiếp theo của họ tới Silesia đã bị chặn lại bởi sông VistulaTrận Łódź. Nikolay cố gắng yêu cầu viện trợ pháo binh và đạn dược mà quân dội ông vô cùng thiếu thốn gây trì trệ kế hoạch. Và lực lượng do ông lãnh đạo đã thất bại gây nên hàng triệu người thương vong, Nikolay từng được nhìn nhận là nhà cầm quân tàn nhẫn và bù nhìn cũng từ sự kiện này. Các chỉ huy cùng thời với Nikolay cho rằng việc thất bại của ông đến từ việc Nikolay không biết cách liên kết các giai đoạn trong chiến tranh, cũng như việc lựa chọn người thích hợp và chiếm được sự ủng hộ của chính phủ Nga.[14][15]

Đại vương công Nikolay vào năm 1915

Trong thời gian này, sự bất mãn của Sa hoàng Nikolay II với Tổng tư lệnh tối cao của mình không ngừng gia tăng, và Nikolay II đã đưa ra ý kiến ​​về việc cần thiết phải cách chức Nikolay Nikolayevich, với nguyên nhân thất bại của mình, Nikolay bị cách chức vào ngày 21 tháng 8 năm 1915.[16]

Sau khi Nga rút lui khỏi Mặt trận phía động, chính quyền Nga đã tiến hành các cuộc tấn công chống lại người Đức ở các thành phố của Nga, tàn sát người Do Thái trong các thị trấn và làng mạc của họ và trục xuất 500.000 người Do Thái và 250.000 người Đức vào nội địa Nga. Vào ngày 11 tháng 6 năm 1915, một cuộc chiến tranh bắt đầu chống lại người Đức ở Petrograd, với hơn 500 nhà máy, cửa hàng và văn phòng bị cướp phá và bạo lực của đám đông nhắm vào người Đức. Giới lãnh đạo quân sự Nga coi người Hồi giáo, người Đứcngười Ba Lan là những kẻ phản bội và gián điệp, trong khi người Do Thái bị coi là không đáng tin cậy về mặt chính trị.[17]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nikolay Nikolayevich Con (Romanov) http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/t... http://purl.org/pressemappe20/folder/pe/022488 http://mak.bn.org.pl/cgi-bin/KHW/makwww.exe?BM=1&N... http://www.skhcndongthap.gov.vn/anpham/index.aspx?... https://books.google.com/books?id=KTq2BQAAQBAJ&q=d... https://www.risale.ru-nur.com/%D0%B1%D0%B0%D0%B4%D... https://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut... https://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb16959110b https://data.bnf.fr/ark:/12148/cb16959110b https://www.idref.fr/120289601